Nhu Le: Trước hết, thì Bác có thể giới thiệu về bản thân gồm tên, tuổi và hiện tại đang làm công việc gì tại Portland được không ạ?
Bình Huỳnh: Tên của Bác là Huỳnh Quốc Bình. Hiện nay bác đã về hưu, nhưng bác vẫn còn làm một số công việc để kiếm thêm về mặt tài chính. Bác gồm có tiền hưu và cộng và số tiền mà bác đã làm trước đây đối với một số thân chủ. Bác vẫn nhận được một khoảng tài chính được biết là
residual income.
Đặc biệt bác vẫn còn một sở thích tức là bác huấn luyện cho những người khác về hỗ trợ, chiêu
đãi khách hàng và nói chung là về mặt kinh doanh. Riêng đối với công việc này thì tiền không
thành vấn đề, quan trọng ở điểm mình thích là được.
Hằng tuần, Bác có viết những bài cho một tờ báo Việt Ngữ tại thành phố Portland cũng như là
Bác cũng có ra mắt những đoạn video trên Youtube để chia sẻ đến mọi người Việt về quan điểm
chính trị của mình. Đối với Bác, Bác cũng có những sự nỗ lực thúc đẩy để làm một vài đoạn video bằng Tiếng Mỹ để trình bày những vấn đề cuộc sống, quan điểm chính trị với các bạn trẻ Việt Nam được ra và lớn lên tại Hải Ngoại, không rành tiếng Việt và những người Ngoại Quốc không hiểu biết nhiều về Việt Nam. Ngoài ra, bác cũng là một Giáo Sĩ của Giáo Hội Tin Lành. Còn một tên gọi khác là Mục Sư. Bác là một người giảng luận về sự cứu rỗi của Thiên Chúa. Do Bác là một người sinh hoạt trong Cộng Đồng, những người đến nhà thờ thì gọi bác là Mục Sư hoặc Giáo Sĩ nhưng đối với người ngoài thì Bác thích xưng hô một cách bình thường.
Đó là những công việc của bác hiện đang làm.
NL: Bác có thể cho biết lúc trước Bác được sinh tại đâu ở Việt Nam?
BH: Lúc trước Bác được sinh ra tại tỉnh Bạc Liêu nhưng mà để hiểu biết về Bạc Liêu thì khá là ít. Bác được trưởng thành tại Quận 8, Chợ Lớn gần cạnh Sài Gòn ngày xưa. Bây giờ thì nhà cầm quyền Cộng Sản đã đổi tên Sài Gòn qua một tên khác là Thành Phố Hồ Chí Minh. Nếu nói đúng, thì Sài Gòn chính là thủ đô của nước Việt Nam.
NL: Vậy nếu Bác ở tại khu Chợ Lớn, thì Bác có phải là người Hoa không?
BH: Bác không phải là một người Hoa, bác là người Việt Nam chính gốc. Hai bên Nội - Ngoại đều là Việt Nam cả. Nhưng, Bác mang họ Huỳnh cho nên cũng có người họ có thể nói rằng Bác là người Hoa. Cũng có một số người Hoa họ Huỳnh, nhưng Bác là người Việt Nam chính gốc. Không biết về văn hoá hoặc phong tục của người Hoa, chỉ biết văn hoá của riêng người Việt thôi.
NL: Lý do tại sao gia đình hoặc bản thân Bác quyết định rời quê hương và đến Hoa
Kỳ? Cơ duyên nào đã mang Bác đến với thành phố Portland?
BH: Bác quyết định rời Việt Nam với lý do là sau ngày 30 tháng 4 vào năm 1975, Cộng Sản
Việt Nam đã cưỡng chiếm Miền Nam - Việt Nam. Sau khi Cộng Sản đã chiếm được Miền Nam thì tụi nó áp đặt Xã Hội Chủ Nghĩa, rất là bất công cho quê hương Việt Nam. Trong gia đình của Bác, có những thành viên đã từng làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, cho nên khi Cộng Sản chiếm Miền Nam thì mình tưởng rằng một khi họ đã chiếm được thì họ sẽ cho mình sinh sống giống như bao người nhưng thực chất không là như vậy. Ngược lại, những người đã mang chức vụ quan trọng thì bị bắt, bỏ tù và tịch thu tài sản. Còn những ai không mang chức vụ quan trọng mà có tài sản thì cũng sẽ bị chiếm đoạt tài sản bởi Cộng Sản Việt Nam bằng mọi hình thức. Nếu những sự việc đó xảy ra với mình mà mình phản bác lại thì mình cũng sẽ là người bị vào tù.
Ngay thời điểm Cộng Sản Việt Nam vào thì bác chỉ vừa 21 tuổi thôi, lúc đó bác là một thanh niên. Khi bác thấy những sự việc xảy ra đầy dẫy, bất công nhưng nếu mình lên tiếng thì mình bị đàn áp, bỏ tù. Cho nên, lúc đó không một ai muốn ở lại Việt Nam nhưng muốn đi thì cũng khó khăn.
Bác ví dụ một chuyện, một người họ đang làm ăn và có tiền rồi đến khi Cộng Sản vào chiếm đất
thì tụi nó đổi tiền. Chẳng hạn như một đêm nó đổi tiền, mỗi một người dân không cần biết họ có
bao nhiêu tiền trong tay. Một đầu người chỉ được khoảng mấy chục đồng bạc thôi, mà mấy
chục đồng thời bấy giờ là 500 tiền Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa hồi đó. Đổi lại bằng 1
đồng tiền Việt Cộng thôi. Tức, nếu lúc trước mình có 500 đồng thì đổi lại một lúc là chỉ còn 1
đồng. Nên, nó đổi lại. Thế là dù trước đó người dân có là triệu phú thì sau một đêm, họ cũng là
những người nghèo. Việt Cộng đã làm cho những người dân được bằng nhau. Không đồng
nghĩa với được ăn sung, mặc sướng như nhau mà là nghèo khổ bằng nhau. Những người giàu
trước đó sẽ thành người nghèo, mà những người đã nghèo thì sẽ thành kẻ vô gia cư. Có nhiều
bất công xảy ra, như con em của Việt Nam Cộng Hoà không được đến trường và bị phân biệt đối
xử. Những ai đã học Trung Học Đệ Nhị Cấp rồi thì sẽ không được vào Đại Học. Có những phê
chuẩn nằm trong lý lịch rất là bất công. Họ muốn làm ăn cũng không được, họ muốn xin việc thì
lại không ai nhận mà làm nghề bình thường thì cũng bị cấm đoán. Bất cứ điều gì cũng vô quốc
doanh, xin vào làm cho chế độ regime thì càng không được. Cho nên, đã có rất nhiều người dân phải bỏ nước ra đi. Trong những số đó, có gia đình bác.
[00:06:40]
NL: Lúc Bác rời đi là bao nhiêu tuổi? Ở tuổi đó, cảm xúc của Bác khi ra đi là gì?
BH: Bác rời Việt Nam khi bác vừa 24 tuổi, nghĩa là mãi đến năm 1979 thì Bác mới đi vượt
biên. Đảng Cộng Sản Việt Nam chiếm Miền Nam ngày 30 tháng 4 vào năm 1975 cho tới tháng giêng vào năm 1979 thì Bác mới rời quê hương của mình. Lúc đó Bác cũng còn rất là trẻ, với số tuổi đó thì hiểu biết cũng chưa nhiều. Nhưng phải quyết định mình phải ra đi vì mình không thể ở lại được bởi vì mình biết chắc chắn rằng nếu mình cố ở lại thì bản thân mình không làm gì được. Không học được, không đi làm được. Làm việc nào thì cũng phải xin phép, mà không phải là được xin phép một cách dễ dàng. Khi bác rời đi là Bác phải bỏ lại gia đình cha mẹ, kỷ niệm thì phải công nhận rằng chuyến đi đó là 50% là chết, 50% là sống, mà sống thì mới có được sự tự do. Cho nên, còn một cách duy nhất là mình phải bỏ quê hương để đi tìm sự tự do.
NL: Trong lúc trên đường/chuyến bay từ Việt Nam qua tới Hoa Kỳ thì Bác có những trở
ngại nào không? Kỷ niệm đáng nhớ nhất lúc đó của Bác là gì?
BH: Nó có hai giai đoạn. Từ Việt Nam để qua quốc gia thứ hai trước khi đến Hoa Kỳ đó là bác đến Malaysia. Giai đoạn này rất là nguy hiểm bởi vì như Bác đã nói ngay từ đầu, mình đi vượt biên bằng thuyền và nếu mình bị phát giác thì khi Công An, Cộng Sản thấy được; một là mình bị bắt hoặc là mình bị bắn liền. Vừa rồi Bác nói 50% chết, 50% sống là Bác nói cho nhẹ nhàng chứ thật sự ra là một người nào đó quyết định đi vượt biên thì khả năng phần trăm chết rất là cao. Sự sống của mình chỉ còn 30% đến 40% thôi. Hầu như những người đi vượt biên là họ đã đổi lấy mạng sống để tìm hai chữ tự do. Trong giai đoạn này thì có gặp cướp biển nhưng mà chiếc thuyền của Bác thì may mắn không bị cướp. Là vì trên chiếc thuyền mà Bác đi, phần đông là thanh niên cho nên khi cướp thấy thì bọn họ không tấp vào. Còn những người khác thì bị cướp. Đa số cướp là những người đánh cá của nước Thái Lan tại vì người Việt Nam mà đi vượt biên từ miền Tây như Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau là sẽ đi qua Vịnh Thái Lan mà một khi ngang qua đó là hầu hết đều bị cướp.
Sau thời gian 18 tháng ở trại tị nạn, thì sống ở trong trại tị nạn rất là cực khổ nhưng quan trọng
là mình được sự tự do. Bác đã từng được ở tại hai trại: trại thứ nhất là Pulau Bidong. Trại Pulau Bidong này cao điểm nhất là gồm 45 ngàn người ở trong một chu vi khoảng 1 dặm vuông. Rất là nhỏ. Bác ở trại đó được tròn 1 năm (12 tháng), rồi bác dời qua trại Cheras Transit ở Kuala Lumpur. Kuala Lumpur là thủ phủ thuộc Malaysia. Bác ở đó thêm sáu tháng nữa trước khi Bác được định cư vào Hoa Kỳ.
Từ Malaysia vào Hoa Kỳ thì cảm giác trong mình nôn nao lắm. Bởi vì mình ngồi ở trên một chiếc máy bay để đi vào một quốc gia mà mình biết nó lớn và hùng mạnh nhất thế giới. Tiếng Anh của mình thì chỉ đủ để giao tiếp như hello, how are you, good morning và bye bye thôi. Dù mình biết những thứ khác nhưng vì mình run nên mình không nói được. Rất là lo ngại, tuy lo ngại nhưng mình rất là hạnh phúc là vì mình biết mình được vào một quốc gia giàu mạnh và tự do nhất thế giới.
Bác nhớ rằng khi rời Việt Nam thì mình không biết mình sẽ đi về đâu. Đặc biệt khi mình vào
nước Malaysia thì mình không nói được ngôn ngữ của họ. Tương đối là họ đối xử với mình cũng
tử tế, vì lúc đó là có Liên Hiệp Quốc theo dõi, phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn nên mình được ở
trong một chỗ không được đi tự do thoải mái nhiều nơi nhưng mình vẫn được tự do sinh hoạt.
Không có nỗi sợ hãi là mình sẽ bị Công An bắt bớ giống như khi mình còn ở Việt Nam.
NL: Cơ duyên nào đã mang Bác đến với Hoa Kỳ nói chung, Portland nói riêng?
[00:09:32]
BH: Khi bác định cư tại Hoa Kỳ, bác không có sự lựa chọn. Thời gian khi Bác ở trại tị nạn thì phái đoàn liên hiệp quốc có hỏi bác rằng bác muốn đến quốc gia nào. Lúc đó là Bác chọn hai
quốc gia: Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi. Bác đã được họ phỏng vấn và bác có khai một số công việc mà
gia đình của Bác ở Việt Nam từng làm cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, và cũng có dính líu đến các cơ quan của Mỹ. Với lý do đó, Bác được nhập cư vào Hoa Kỳ. Bác đã phải chờ khoảng hơn một năm tức là 18 tháng để được Hoa Kỳ một cách hợp pháp.
Riêng với Portland, Bác không có chọn để đến thành phố này. Thật sự là do Bác có một người
bảo trợ ở Nữu Ước. Họ bảo lãnh Bác về đó và Bác được ở đó một năm. Trong thời gian đó, Bác
đi học ESL thì di chuyển qua tiểu bang Cali để đi vào Cao Đẳng. Sau tốt nghiệp, Bác ra làm việc thì cũng có đi qua một số tiểu bang và tiếp tục học thêm. Tiểu bang Oregon này là Bác về tiểu bang cuối cùng trong vòng 25 năm qua. Hiện nay Bác ở tại thành phố thủ phủ Salem chứ không phải là Portland. Nhưng, bác có rất nhiều công việc tại Portland như sinh hoạt mục vụ, Cộng Đồng ở đây nên thành phố Hoa Hồng này giống như là nhà của Bác vậy.
NL: Khi bước chân đến Hoa Kỳ nói chung, và Portland nói riêng thì điều bất ngờ, đáng nhớ
nhất của Bác là gì?
BH: Ngỡ ngàng của Bác là vì người Mỹ họ sinh hoạt khác với người Việt Nam tức là họ có
một văn hoá, phong tục khác nên đó là ngỡ ngàng đầu tiên. Ví dụ, ở Việt Nam thì những người
khá giả, giàu có ở tại thành phố còn ở những người nghèo thì ở nông thôn. Nhưng ở Mỹ thì
người giàu ở trên núi, nông thôn còn những người nghèo thì tập trung ở các thành phố lớn.
Thành ra đó là một sự khác biệt về mặt sinh hoạt. Thứ hai, ở đây là một quốc gia giàu mạnh.
Người Mỹ họ sống một văn hoá khác với người Việt Nam tức là họ sinh hoạt rất là độc lập. Có
nghĩa là họ không có để ý vào chuyện của người khác đến khi nào họ yêu cầu họ giúp thì họ sẽ
giúp. Có thể nói, người Mỹ họ rất là tốt với những người tị nạn nhất là với những người đến sau
mà không rành ngôn ngữ thì họ sẽ giúp đỡ. Đối với Bác, nước Mỹ họ rất là hoan nghênh chào
đón những người từ nước khác đến.
Có những người họ nói rằng người Mỹ kỳ thị những người thiểu số. Bác cho rằng nhận xét đó nó
có thể không chính xác. Cá nhân với nhau thì có thể, nhưng chính sách trong chính quyền của
Nước Mỹ thì hoàn toàn không có sự kỳ thị. Nếu mình định nghĩa thế nào gọi là kỳ thị thì Bác có
thể nói một số hành động hoặc là lời nói của những người Việt Nam mà không biết Bác là ai thì
có khi họ có những hành động, cử chỉ và lời nói mà Bác nghĩ còn tệ hơn những người ở Mỹ họ đối xử với Bác tại đất nước này. Cho nên, nếu ai nói người Mỹ kỳ thị thì Bác sẽ không đồng ý và Bác sẽ bênh vực cho chuyện đó là bởi vì kỳ thị hoặc không thì còn do bản thân nơi mình nữa. Cách sống của mình, nó làm cho người ta trọng mình hoặc không trọng mình.
Bác cũng cho rằng một điều mà khiến Bác chới với là vì mình không ngờ ở Mỹ có quá thừa tự
do. Quốc gia này có quá nhiều sự tự do đến mức người ta coi sự tự do này là điều hiển nhiên.
Tức ra những người sinh trưởng tại Hoa Kỳ, họ không am hiểu được sự mất tự do là như thế
nào. Cho nên, có những người họ còn mơ hồ về sự tàn ác của chủ nghĩa Cộng Sản. Đó là điều
bác cho rằng mọi người nên bận tâm.
NL:Xin Bác miêu tả khu dân cư của cô/chú/bác tại Portland khi quý vị mới bước chân tới
đây. Bác có cảm thấy bị cô lập hoặc Bác có thấy người Mỹ gốc Việt nào ở gần đây
không?
BH: Vào thời điểm mà Bác đến Oregon thì Bác có nghe người ta nói rằng người dân ở tiểu bang này không thích những người từ tiểu bang California lên đây sống. Bác có thắc mắc tại sao thì họ có giải thích cho Bác hiểu là vì những người ở California họ đã làm việc lâu năm, họ để dành tiền rồi họ đến tiểu bang Oregon để họ mua nhà để họ làm giá nhà của Oregon tăng lên. Nên có một số người họ cảm thấy khó chịu khi thấy người dân California qua Oregon. Riêng Bác, thì Bác có trả lời họ như sau: “Tôi đến đây là để đóng thuế chứ không đến đây để hưởng tiền trợ cấp. Tôi là một người nhân viên, tôi dời lên đây vì công ty mời tôi lên đây nên tôi tình nguyện lên đây trong sự kêu gọi của công ty. Tôi lên sống, tôi sẽ đóng thuế cho quý vị, chứ quý vị đừng suy nghĩ đến việc tôi lên đây để làm cho giá nhà tăng.”
Oregon là một thành phố đẹp, cây xanh tươi, không ồn ào. Người đi đường, lái xe thì ít nhất họ
cũng đối xử với nhau một cách tử tế hơn ở những thành phố mà Bác đã từng đi qua. Bởi vì ở
những thành phố đông dân, nó khiến cho người ta tấp nập, đi tới đi lui một cách vội vã, dễ làm cho người ta quạu quọ. Đôi lúc cũng khiến họ phát ngôn những lời lẽ không hay với nhau. Tại Oregon, thì Bác hiếm khi gặp những vấn đề đó. Nói chung toàn diện, thì Oregon không khí rất là trong lành và dân cư rất là thân thiện.
[00:15:34]
NL: Bác có thấy khó khăn để hội nhập với cuộc sống ở đây không? Một số thách thức Bác
gặp phải là gì? Bác có cảm thấy bị cô lập hoặc Bác có thấy người Mỹ gốc Việt nào ở
gần đây không?
BH: Khi đến Hoa Kỳ thì trở ngại đầu tiên là về ngôn ngữ, thức ăn nhưng mà rồi mình cũng
vượt qua dễ dàng bởi vì mình chịu học hỏi. Bác là một người thường theo dõi, nhìn theo những
người Mỹ họ làm gì thì mình bắt chước làm theo. Tiếng Mỹ có câu là, “Monkey See, Monkey
Do,” đó. Cho nên, Bác không bị trở ngại để hòa nhập vào xứ sở này.
Ngoài ngôn ngữ. Có một số người khác, họ gặp khó khăn nhưng Bác thì không. Tại sao? Vì
chuyện này mang tính cách được gọi là kinh nghiệm của cá nhân, bản thân. Hồi ở Việt Nam, Bác
là người con trong một đại gia đình. Gia đình của bác đông anh em, cha thì qua đời sớm mà
những người anh của bác là ở trong quân đội, mẹ thì lớn tuổi. Cho nên gia đình của Bác nghèo,
cho nên Bác được trưởng thành trong sự thiếu thốn. Từ sự thiếu thốn đó, Bác đi đâu thì hội
nhập cũng rất dễ dàng. Với lại khi còn ở độ tuổi niên thiếu, Bác là người thường phục vụ người
khác chứ không đợi người khác phục vụ cho mình. Có thể nói, Bác là một trong những người tị
nạn thành công về phía tinh thần cũng như vật chất.
Bác là một người làm những công việc mà đòi hỏi bằng cấp và kinh nghiệm, Bác cảm thấy mình không bị trở ngại là vì Bác thích học hỏi, cho nên Bác hội nhập rất là nhanh. Nhờ mình hội nhập kịp nên mình không bị trở ngại. Với lại, Bác cũng không phải là một người ngồi một chỗ để ta thán có nghĩa là là than thở và oán trách mọi thứ xung quanh. Bác lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ. Tuy nhiên, Bác biết rằng chung quanh mình có nhiều người khác họ cảm thấy bị trở ngại. Đó là lý do tại sao Bác thích sinh hoạt Cộng Đồng để giúp cho những ai đang gặp trở ngại để họ hội nhập vào Cuộc Sống tại Mỹ một cách dễ dàng.
NL: Những vấn đề kinh tế và xã hội nào đáng chú ý nhất trong cộng đồng người Việt, hay
với người tị nạn nói chung ? Các chương trình của thành phố, tiểu bang hoặc liên bang
có thể giúp nhiều cho các vấn đề này không?
BH: Nếu mà nói về cách sinh hoạt của người Việt Nam ở đây, chúng ta có thể nói là khá tốt.
Người Việt ở đây đa số là công nhân của các công xưởng hoặc cho các công ty, làm trong các cơ
quan chính quyền hoặc là họ làm thương mại nói chung là đại đa số người Việt Nam mình ở đây
thành công so với một số nơi khác. Tức là những người tạo ra tiền và đóng thuế đông chứ không
phải là một con số giống như những thành phố khác vì thiếu việc làm cho nên họ phải nhờ cậy
vào những dịch vụ trợ giúp của chính phủ. Cho nên, những người Việt ở tiểu bang Oregon có thể
nói là không màu mè, nổi bật như những tiểu bang lớn khác - ồn ào nhưng người dân Việt tại
Oregon có những đóng góp đáng kể cho chính quyền ở đây. Với điều bận tâm, người Việt Nam
cần nhắc nhở, khích lệ nhau khi nói đến việc tham gia những cuộc bầu cử. Bác từng làm Chủ Tịch Cộng Đồng Oregon ba nhiệm kỳ (6 năm), thì bác được biết là người Việt ở đây rất là thờ ơ hoặc ngại khi nhắc đến việc bầu cử, họ không có thích. Họ nghĩ rằng ai lên làm thống đốc tiểu bang thì họ cũng phải đi làm kiếm tiền, cho nên họ không coi đó sự ưu tiên. Gần đây, trong các vụ bầu cử thì họ bắt đầu ghi danh đi bầu vì họ thấy là lá phiếu của họ có sự ảnh hưởng, không nhiều nhưng cũng ít. Số người Việt Nam tại đây thì không thể nào thay đổi được kết quả bầu cử nhưng nó nói lên sự quan tâm của họ đối với việc bầu cử. Đặc biệt là bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ.
NL: Bác thấy sự khác biệt nào giữa nền Giáo dục Hoa Kỳ so với của Việt Nam không?
[00:19:48]
BH: Có, nền giáo dục tại Hoa Kỳ rất cởi mở. Cởi mở ở đây có nghĩa là thầy trò có thể thách
đố nhau. Văn hoá của người Á Đông mình thì thầy nói, trò phải nghe chứ không được cãi. Nếu
muốn cãi cũng không dám cãi. Cho nên nó làm ảnh hưởng đến quyền học hỏi của một học sinh.
Bởi vì, nếu không may mà đối diện với một ông thầy kém thì học trò cũng sẽ bị yếu về mặt học
tập. Ở Mỹ này, nền giáo dục cho học sinh - sinh viên, họ được tra cứu sách vở nhiều hơn. Bởi vì
đây là một quốc gia đi đâu cũng có thư viện. Tại Việt Nam, trước năm 1975 cũng có sự tự do
nhưng điều đó cũng không so sánh với Nước Mỹ được. Sau 1975, thì nền giáo dục trở thành vô
ích. Bởi vì mọi người đều học một chiều, học những kiến thức do Cộng Sản đưa ra. Đôi khi,
những kiến thức nó cũng không thực tế hoặc trung thực. Cho nên, bây giờ bằng cấp ở Việt Nam
đa số là giả. Có câu là, “Con quan thì được ra trường, còn con dân thì cho dù học giỏi cũng bằng
không.” Dù có ra trường thì cũng không có việc làm. Vì vậy, nên xã hội Việt Nam phải thay đổi.
Cho nên học sinh ở Hoa Kỳ có phước, họ được tìm hiểu từ các ngọn ngành khác nhau. Tuy nhiên, có một điều đáng nói là một quốc gia lớn như thế này, mà họ lại không chú trọng. Hoa Kỳ cho người học sinh được tự do, và nếu may mắn sẽ được cha mẹ sẽ dạy dỗ, khuyên nhủ. Nhưng đôi lúc, có những người sinh viên hoặc học sinh làm những việc đi quá trớn đến mức họ xem thường người giáo viên. Đối với văn hoá người Việt Nam, một khi mình đã xem thường người thầy thì mình không xứng đáng là một con người bởi vị dù thế nào người đó cũng trao cho mình những kiến thức. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Trong khi ở Mỹ thì không có điều đó. Cách cư xử của một người trò ở đây cũng không giống ở tại Việt Nam. Vì thế, khi Bác mới qua đây lúc đi học Bác cũng rất khó chịu nhưng dần dần thì cũng quen.
NL: Bác đã làm công việc gì và Bác có thể so sánh công việc đó với công việc Bác đã làm ở
Việt Nam nó giống và khác nhau như thế nào?
BH: Trước năm 1975, sau khi Bác đã tốt nghiệp Trung Học Đệ Nhị Cấp thì Bác là một người con trai duy nhất ở trong gia đình khi các anh đi quân đội để chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bác không phải lo về vấn đề khác nhưng Bác là một người sống với đồng lương của anh em, gia đình mình cho đến năm 1975. Nhưng, đến năm 1975 thì không làm gì được do lý lịch. Khi mình muốn làm một việc nào đó, là mình bắt buộc phải khai lý lịch. Nếu lý lịch của mình là có những thành viên trong gia đình làm việc cho chính quyền nên không bao giờ mình được mướn. Trong vòng 4 năm từ 1975 đến 1979, Bác chỉ chạy đường này qua đường khác để tìm cách vượt biên nên Bác không có làm gì cả cho đến khi ra Hải Ngoại thôi.
Nếu so sánh công việc nhà báo tại Hoa Kỳ và Việt Nam thì sẽ có sự khác biệt. Trước năm ‘75, Bác không phải là một nhà báo. Bác chỉ là một cậu thanh niên thích viết thôi. Ví dụ, thời Trung Học thì Bác thích viết cho báo, cho trường. Sau năm ‘75 thì Bác chỉ có thể viết và chia sẻ cho những người bạn, đồng môn thôi. Bác không dám quảng bá rộng rãi tại nếu làm vậy là sẽ bị tù liền. Khi ra Hải Ngoại thì Bác không đeo đuổi theo nghề nhà báo liền, Bác chỉ đi học thôi. Bác viết báo là cách đây 25 năm khi Bác nhận thấy rằng trong Cộng Đồng mình cần những trình bày cho nhau hiểu. Trước nhất là mình chia sẻ quan điểm cho những bạn trẻ sinh trưởng tại Hải Ngoại mà họ không có kiến thức về chế độ Cộng Sản cho nên họ bị lừa. Ở Mỹ này, họ có quyền Tự Do Ngôn Luận, nó bảo vệ những người viết báo. Mình có thể viết một cách thoải mái và không sợ bị ở tù,tuy nhiên với lương tâm của một người nhà báo thì phải viết trung thực. Mình không thể bóp méo sự thật theo kiểu tung thông tin giả. Bác dám tự hào rằng trong vòng 25 năm viết báo tại Hải Ngoại, Bác đã tạo được một sự uy tín tức là hễ vấn đề bác viết thì đại đa số được mọi người công nhận và tin tưởng. Bằng chứng là ông chủ của tờ báo Phương Đông Times ở Portland và Seattle, ông ấy nói là bất cứ một bài viết nào của Huỳnh Quốc Bình gửi đến dù là Bác viết hoặc chuyển giùm cho người khác thì có khi không cần đọc cũng có thể đăng được. Muốn được uy tín đó, mình phải mất thời gian rất là dài.
NL: Bác thấy đất nước Việt Nam của mình hiện như thế nào? Hiện tại quý vị và đất nước
Việt Nam như thế nào? Bác có quay lại thăm không? Bác có giữ liên lạc với người thân
không?
[00:25:31]
BH: Hiện nay, Bác là công dân Hoa Kỳ. Khoảng thời gian mà Bác sống ở tại đất nước này, nó nhiều gần gấp đôi thời gian Bác lớn lên ở Việt Nam. Việt Nam là quê hương, là nơi chôn nhau cắt rốn. Bác có nhiều kỷ niệm ở Việt Nam vào thời niên thiếu. Nhưng mà 40 năm qua Bác ở Mỹ thì Bác coi đất nước này là đất nước của mình và Bác có những nỗ lực để Bác bảo vệ đất nước này. Bác không hề quên đất nước Việt Nam của mình nhưng mình chỉ tiếc rằng đất nước của mình đã và đang được cai trị bởi một đảng độc tài. Rất là tàn bạo, vô nhân đạo mà có thể người Mỹ họ không biết. Những người Mỹ nào mà muốn hiểu Cộng Sản tàn bạo, vô nhân đạo cỡ nào thì phải bán nhà, bán cửa rồi qua ở bên đó ở thì mới hiểu được nó ác đến đâu. Còn nếu đi du
lịch, thì không hiểu biết đâu. Tại vì, mình đi du lịch về bên đó thì tụi họ sẽ đối xử với mình như
vua chúa còn ở đó thì sẽ khác.
NL: Bác có bất cứ điều gì chúng tôi chưa hỏi mà Bác muốn chia sẻ không?
BH: Vì Bác là một thanh niên ở Việt Nam, Bác đã rời Việt Nam vào lúc Bác còn trẻ, Bác có 40 năm kinh nghiệm tại Nước Mỹ này và những gì đang xảy ra, Bác có thể nói Bác nhớ lại Việt Nam cách đây trên 40 năm. Trước đây, tức là trước khi Cộng Sản hoàn toàn thống trị đất nước Việt Nam thì họ hay tuyên truyền chủ nghĩa xã hội (Socialism), tức là mọi người bình đẳng như nhau. Sau khi họ chiếm được Miền Nam thì đúng thật, mọi người bình đẳng như nhau. Tức là mọi người đều trở thành nghèo khổ như nhau. Tất cả tài sản của người dân thì bị cướp, những người trẻ thời đó đều bị lợi dụng ngay cả Bác Sĩ, Kỷ Sư, Luật Sư. Nhiều người đã tin tưởng chủ nghĩa đó và họ đã đi theo Cộng Sản, họ biết rằng họ lầm nhưng khi họ nhận ra được thì đã quá muộn. Cho nên ở tại Hoa Kỳ này, Bác rất ngại khi thấy những bạn trẻ họ lại tin tưởng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa này nghe thì hay nhưng nếu áp dụng vào đời sống thì nên xem xét lại. Vì sao? Vì mọi người bình đẳng là khi nào mọi người thể hiện được sự nỗ lực của mình, và họ được ưu đãi theo sự nỗ lực của họ. Chứ không phải bình đẳng giữa một đứa làm biếng và một đứa siêng năng. Không thể bình đẳng cho người lười biếng, thích ngồi không rồi hưởng. Nên các bạn trẻ cần tìm hiểu về vấn đề đó và hỏi cha mẹ của mình tại sao ba mẹ không ở Việt Nam mà lại ở Mỹ. Các bạn có thể giỏi Tiếng Anh hơn cha mẹ của mình nhưng kinh nghiệm xương máu thì không có một chút nào cả.
[00:30:49]
Nhu Le: First of all, could you start off by introducing yourself?
Bình Huỳnh: My name is Bình Quốc Huỳnh. Currently I am retired, but still I do some jobs to earn some extra bucks. My income involves the pensions and money that I have worked for in the past for some clients. Along with that, I also receive an income known as residual income. In particular, I have a hobby which involves coaching others in terms of customer service and general business. For this job, money does not matter. What matters is that I like it.
Every week, I compose articles for a Vietnamese newspaper located in Portland and I also publish videos on YouTube to share with all Vietnamese people about my political views. Additionally, I made efforts to create a few videos in English to present life problems and political views to the young Vietnamese who were born and raised here in America and who are not fluent in Vietnamese, and [also to] foreigners who do not understand much about Vietnam.
Lastly, I am also a minister at an evangelical church. There is another title for my position called "Pastor." I consider myself a preacher of God's salvation. For that reason I am a member of the community. Those who come to church call me a pastor or a missionary, but to outsiders, I like them to call me by my name normally. Those are my current roles.
NL: Where and when were you born in Vietnam?
BH: Before, I was born in Bac Lieu Province. Nevertheless, to understand the background of Bac Lieu, I have little knowledge. I grew up in District 8, Cho Lon, which was previously near Saigon. Currently, the Communist Party has replaced the name Saigon with another name, which is Ho Chi Minh City. If accurate, then Saigon is the capital of Vietnam.
NL: Since you lived in the Cho Lon area, are you half Chinese?
BH: I am not half Chinese, I am purely Vietnamese. Both sides of my family are Vietnamese, though I do have the surname "Huynh," so there are people who assume that I am half Chinese. There are likewise Chinese people with the Huynh surname, but I am Vietnamese of genuine origin. I do not know about the culture of Chinese people, [I] only know the culture of the Vietnamese people.
NL: For what reasons do you think you or your family decided to depart the motherland and come to Portland?
BH: I decided to flee Vietnam because, after April 30, 1975, the Vietnamese Communists forcibly occupied South Vietnam. After the Communists had conquered the south they imposed socialism, which was very unjust in the homeland of Vietnam. In my family, some members used to serve for the government of the Republic of Vietnam, therefore when the Communists took over the south, we thought that once they took it they would let us live like anyone else, but no. On the contrary, those who held powerful positions were arrested and their properties were taken away by the Communists. Moreover, those who did not hold important positions would also have their property taken by the Vietnamese Communists in any form. If those things happened to us and we opposed it, we would be the ones who went to jail.
At the time, when the Vietnamese Communists came to the south, I was barely twenty-one years old. At that time I was a young gentleman. When I witnessed situations of injustice happening, if I spoke up I would be persecuted and imprisoned. Consequently, at that time no one wanted to linger in Vietnam, but it was difficult to want to leave.
For instance, if someone was doing business and had money, when the Communists took over the land they would trade money. For that case, one night they would trade money, they would not care how much money per resident they held on hand. That is, if we had 500 VND before, then in revision it would only be one buck. Thus even though before the people were millionaires, after one night they became poor people. The Viet Cong made all the people equal. It did not indicate equal food and happiness, but equal poverty. The rich before will grow poor, and those who are poor will become homeless. Many injustices arose, such as the Republic of Vietnam children who were not allowed to attend school and were discriminated against. Those who had already graduated from high school would not be able to enter college. Having valid background approvals was quite low. If they wanted to do business, they could not. If they wanted to be employed for a job, no one would hire them. But they were also prohibited from doing normal jobs. Everything was restricted, applying to work for the regime was not even possible. Therefore, many people had to flee the country. Among them was my family.
[00:06:40]
NL: How old were you when you left? At that age, what were your feelings when you left?
BH: I fled Vietnam when I was twenty-four years old, which implies that it was not until 1979 that I escaped by boat. The Communists invaded the south on April 30th, 1975, until January 1979, when I left my homeland. At that time, I was young, and at that age there was not much understanding. Still, I concluded I had to leave because I could not stay, because I recognized for sure that if I persisted in staying I could not do anything myself. Could not study, could not go to work. You must ask for consent if you worked, but it was not simple to get permission. When I left, I had to leave behind my mother, siblings, and memories. I must admit that the trip was fifty percent likely to be dead, fifty percent to live. If you lived, you could have freedom. Accordingly, the only way was to leave my homeland in search of freedom.
NL: Do you remember anything special about the trip itself? Did you have any problems with the journey?
BH: It had two phases. Before coming to the United States I had to stop in Malaysia. This point was extremely risky, because as I said in the first place, I crossed the border by boat and if I was discovered, when the police and the Communists could see it, either I was arrested or I got shot immediately. I said before that fifty percent died, fifty percent lived. I said kindly, but if someone chose to go across the border, the probability of death was pretty high. My chance of living was only thirty percent to forty percent. Most of those who crossed the border had traded their lives for the word freedom. During this period we encountered pirates, but my boat was lucky not to be robbed. Because on the boat that I went on, most of us were young gentlemen, so when they observed us they did not pull over. Unfortunately, the other boats were robbed. Most of the pirates are fishermen from Thailand because Vietnamese people who crossed the border from the west such as Bac Lieu, Can Tho, Ca Mau would pass through the Gulf of Thailand.
After spending eighteen months in a refugee camp—living in a refugee camp is very tough, but you have freedom. I have been in two camps. The first is Pulau Bidong. This Pulau Bidong camp climaxed at 45,000 people within a circumference of about one square mile. Very crowded. I stayed there for a full year, twelve months, then I relocated to Kuala Lumpur, the capital of Malaysia. I waited there for another six months before I was able to settle in the United States.
Going from Malaysia to the United States, I felt very weird since I was on a plane to go into a country that I knew was the greatest and most powerful in the world. My English was just enough to communicate like, “Hello, how are you,” “good morning,” and “bye-bye” only. Even though I knew other things, because I was trembling, I could not speak. I was worried, but I was very happy because I understood that I had entered the richest and most free country in the world.
I recall that meanwhile, when I left Vietnam, I did not know where I was proceeding. Oddly, when I went to Malaysia I did not converse in their language. Relatively they treated me kindly, because at that time the United Nations was monitoring and the American delegation came to interview me, so I was in a place where I could not go freely to several places, but I was still free. There was no fear that I would be persecuted by the police like when I was in Vietnam.
NL: What predestined relationship brought you to the United States in general, Portland in particular?
[00:09:32]
BH: When I settled in the United States, I had no choice. When I was in a refugee camp, the United Nations delegation asked me which nation I wanted to go to. At that time I chose two nations: the United States and Australia. I was interviewed by them and I reported the jobs that my family members in Vietnam used to serve the government of the Republic of Vietnam. There were also United States agencies involved. For that reason, I immigrated to the United States. It took me about eighteen months to get to the United States legally.
As for Portland, I did not prefer to go to this city. Because my sponsor was an American pastor in New York they sponsored me there and I resided there for a year. During that time, I studied ESL [English as a Second Language] and then moved to California to attend college. After graduation, when I went to work, I also traveled to multiple states to receive additional education. This Oregon state is the last one I have come to in the past twenty-five years. Currently, I live in Salem, the capital of Oregon. Except, I have jobs in Corvallis. Also, pastoral work and community service is here so this Rose City is like my home.
NL: When you arrived in the United States in general, and specifically Portland, what was the most surprising and memorable thing you remembered?
BH: My surprise was how the Americans lived differently from the Vietnamese—they had a different culture and practices, so that was the initial astonishment. For instance, in Vietnam, the well-off and the rich live in cities and the poor live in the countryside. However, in America, it is the opposite. So it was a difference in living. Next, it is a rich country. Americans, they live a different culture from the Vietnamese, which means they live rather independently. They are not nosy, nor do they interfere with other people’s businesses with a negative intention. It can be said that the Americans are nice to the refugees, especially for those who come later who cannot speak the language well, they will help. To me, in America, they are very welcoming to people from other countries.
Some people say Americans discriminate against minorities. I think that it may not be accurate. Individually they can, but the American government policy is completely free from discrimination. If we define what is called discrimination, I can say some actions or words from Vietnamese people who do not know who I am are worse than the people in America who treated me in on this land. Therefore, if anyone states that Americans discriminate, I will not agree and I will defend them because even if it is discrimination or not, it is due to ourselves too. Our way of living, it makes people respect us or not.
I also think that one quality that made me shocked is I did not expect that there would be too much freedom in America. This country has so much freedom that it is taken for granted. It means that people who were raised in the United States, they do not understand what the loss of freedom is like. Therefore, there are those who are ambiguous about the cruelty of communism. That is what I think everyone should be concerned about.
NL: Please describe your neighborhood in Portland when you first arrived. Were you isolated or have you seen any Vietnamese people recently?
BH: The moment I arrived in Oregon, I heard people say that residents in this state did not like people coming from California to live here. I wondered why, so they explained to me that because people in California have worked there for a long time, they save money then they come to Oregon to purchase a house. They make the value of Oregon's houses rise. Remarkably, there are some people who find it irritating to see Californians come to Oregon. As for me, I answered them as follows: “I came here to pay taxes, not to enjoy welfare. I am an employee, I moved here because the company offered me to come here for a new position, so I volunteered to come up here on the company's call. I'm going to live, I will pay taxes for you, but don't think about me coming here to make house prices go up.”
Oregon is a beautiful, green state. Pedestrians and drivers, at least they treat each other more kindly than in the cities that I used to live in. Because in rush cities, it makes people busy, hurriedly paced back and forth, it is easy to upset people. Sometimes it makes them say inappropriate words to each other. In Oregon, I rarely had such problems. Overall, Oregon has a very clean atmosphere and a very friendly population.
[00:15:34]
NL: What was the most challenging part when you first arrived?
BH: When I reached the United States, the first obstacle was about the language and the food but then I got over it easily because I observed. I am a person who often observes, following Americans and what they do, and then we imitate them. There is a saying in American, "Monkey see, monkey do." Therefore, I am not hindered from integrating into this country.
In addition to the language there were some other people, they had difficulties but I did not. Why? Because this is the so-called personal, personal experience. Back in Vietnam, I was a boy in my large family. My family has many brothers, my father passed away when I was a young age, but my older brothers were in the army, my mother was old. That is why my family was poor, therefore I grew up in need. From that lack, integration is very easy wherever I go. Besides, when I was in my teenage years I often served others, not waiting for others to serve me. It can be said that I was one of the refugees who was intellectually and educationally successful.
I am a person who does positions that demand education and experiences. I believe that I am not hindered because I like to study, so I caught up with American life instantly, thanks to integration. Besides, I am not a person who sits in one place lamenting and resenting everything around me. So I am always optimistic and cheerful. Despite this, I know that several others around me feel struggles. That is why I like community service, to assist those who are facing difficulties so that they can easily integrate into life in America.
NL: What work did you do and how can you compare it with the work you did in Vietnam, that is similar and different?
BH: Before 1975, after I graduated from high school, I was the only son in the family when my brothers went to the army to fight and defend the country. I did have some working experience, but I had to work close to my mother. But, until 1975, there was nothing to do with my background. When I wanted to do something, I had to fill out my resume. If my background showed that my family members worked for the government prior to 1975, I would never be hired. During the four years between 1975 and 1979, I only ran from one street to the other to find a way to escape and I did not do anything until I left for overseas.
If you analyze the work of journalists in the United States and Vietnam, there is a difference. Before 1975, I was not a journalist. I was a young fellow who liked to write. For instance, through high school, I liked to write for newsletters for schools. After 1975, I could only write and share with my friends. I did not dare to advertise widely, because if I did I would be imprisoned immediately. When I went to the United States, I did not pursue a career as a journalist immediately, I only went to school. I wrote articles starting twenty-five years ago when I realized that in the community we lacked communication for each other to understand. First of all, I share my views with young people born overseas who do not know the Communist regime, so they are deceived. Here in America, we possess freedom of speech, which protects journalists. I can write freely and without fear of imprisonment, but with the conscience of a journalist, we have to draft justly. I cannot distort the truth by throwing fake news. I dare to be proud that in twenty-five years of writing articles here, I have built a great reputation. That means that everything I address, the majority of people will recognize it and trust it. Evidence is that the founder of the Phuong Dong Times newspaper in Portland and Seattle said that any article that Huynh Quoc Binh sent, whether I wrote or passed for others, he may not even read but can still publish those pieces of writing. To get that reputation, it took me a very long time.
NL: What economic and social issues are most noticeable in the Vietnamese community, or with refugees in general? Can the city, state, or federal programs help with these problems?
[00:19:48]
BH: If we talk about the manner of how Vietnamese people live here, we can say that is considered good. The Vietnamese people here are mostly factory workers for companies, work in government offices, or they do business. In general, the majority of Vietnamese people here are successful compared to a few other places. That is, the people who make money and pay taxes are not a number like other cities because of the lack of jobs, they have to rely on government assistance services. Since the Vietnamese in Oregon State can be said to be not as bright or as prominent as other big states—noisy, but the Vietnamese people in Oregon have made a significant contribution to the government here. With this concern, Vietnamese people need to remind and encourage each other when it comes to participating in elections. I used to be president of the Oregon community for three terms (six years), so I can understand that the Vietnamese here are inactive when it comes to the Vietnamese election—they do not prefer it. They believe that anyone who becomes governor of the state must also work to obtain money, so they do not take it as a priority. Recently, in elections, they started to register to vote because they noticed that their votes had an influence, not much, but a little. The amount of Vietnamese here is more difficult to change the president's electoral results, but it may change the senators, mayors, or governor’s election results. Especially the United States presidential election.
NL: What differences do you see between the United States education system compared to Vietnam's?
BH: Yes, education in the United States is very open. Being open here suggests that teachers and students can challenge each other. As for Asian culture, teachers say, students must listen and not argue. Even if you want to argue, you do not dare. So it affects a student's right to learn because if, unfortunately, a student is faced with a secondary teacher, the student will also be weak academically. In the United States, education for students—students, they can consult more books because this is a country that has libraries everywhere. In Vietnam, before 1975, there was also freedom, but that cannot compare with America. After 1975, education was in vain. Because everyone is one-sided, learning knowledge given by the Communists. Sometimes, that knowledge is not realistic or truthful. As such, now numerous degrees in Vietnam are fake. There is a saying, "The princes will graduate, and the poor can't receive an education." Indeed, after graduating, there is no job. Consequently, Vietnamese society must change.
The students in America are blessed, learning from a variety of disciplines. Though, it is worth mentioning that in such a large country, they do not have a focus. The United States allows a student to be free and, if lucky, will be taught and advised by his parents. Yet sometimes, there are students doing things that go so far as to look down on the teacher. Regarding Vietnamese culture, once you despise your teacher, you do not deserve to be a human being because they give you knowledge. One word or half a word being taught is still a teacher. Whereas in America, there is no such thing.
The behavior of students here is also not the same as in Vietnam. When I came here and when I went to school, I was also very uncomfortable, but gradually I got used to it.
NL: How do you feel about the country of Vietnam currently? Will you come back to visit? Are you still in contact with loved ones?
[00:25:31]
BH: Currently, I am a citizen of the United States. The time that I lived in this country, it was almost twice as much as the time I was growing up in Vietnam. Vietnam is my homeland, the place where each other is buried. I have many memories of Vietnam when I was a teenager. But for the past forty years, I have been in America, I consider this country my own country, and I will make efforts to preserve this country. I have never neglected my country, Vietnam, but I only mourn that my country has been and is being ruled by a dictator party. It is very brutal and inhumane, [although] the Americans may not know it. American people who want to experience how brutal and inhumane the Communists are, they have to sell their houses and then go over there to realize how evil it is. If you travel, then you can hardly know. Because if we travel over there, they will treat us like a king, while living there would be different.
NL: Do you have anything we have not asked that you would like to share? Do you have any other experiences or advice for the Vietnamese generation that you would like to have preserved in this word of mouth project of the memory?
BH: Since I was a young gentleman in Vietnam—I left Vietnam at a young age, I have forty years of experience in the United States—and what is happening, I can say that I commemorate Vietnam forty years ago. In the past, when the Communists completely dominated the country of Vietnam, they often pushed socialism; that is, everyone was equal. After they conquered the south it was true, everyone was equal. That is, everyone shifted to be equally poor. All property of the people was robbed, young people at that time were taken advantage of, even doctors, lawyers, engineers. Many people accepted it and followed communism, they knew they were mistaken but when they realized it was too late.
Here in America, I am very anxious to see young individuals believing in socialism. It may sound healthy, but if applied in life, it should be reconsidered. Why? Because everyone is equal when everyone shows their efforts, and they are rewarded with their efforts. There is no equality between a lazy and hard worker. It cannot be equal for lazy people who like to sit and enjoy. Therefore young individuals need to determine that problem and ask their parents why they are not in Vietnam but in America. You may be better at English than your parents, but you do not have much experience at all.
[00:30:49]