Vietnamese Transcript
Loan Ziehl Interview: February 24, 2020
Interviewer: APANO (Nhu Le)
Nhu Le: Quý vị có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách kể cho tôi nghe quý vi sinh ở đâu và khi nào? Cho tôi biết cuộc sống chung của quý vị tại Portland?
Loan Ziehl: Mình là Loan, mình sinh ra ở Việt Nam vào năm 1974. Mình đến thành phố Portland vào năm 2007. Trước đó mấy năm, mình sống ở bên thành phố Pittsburgh, Pennsylvania. Sống ở bên đó 3 năm để lấy bằng MA degree ở trong ngành Education. Rồi về California cũng sống được 3 năm xong rồi chuyển lên đây năm 2007. Mình sống ở đây từ 2007 tới bây giờ.
Cuộc sống mình ở Portland này, rất là thích. Tại vì thời tiết ở đây nó rất là phù hợp, nói chung là phù hợp với sức khỏe của mình. Thứ nhất nó cũng không nóng mà trời lạnh thì nó cũng không có lạnh lắm. Nó hơi mưa một xíu nhưng nói chung khí hậu ở đây rất là tốt.
Cuộc sống mình ở đây thì gặp rất nhiều người Việt Nam, Châu Á. Nói chung người Việt Nam của mình ở đây cũng rất là đông. Với lại Cộng Đồng Việt Nam ở đây cũng lớn. Rồi thức ăn, mọi thứ ở đây cũng rất là sẵn có cho mình.
Gia đình mình thì hai đứa con, lớn lên ở đây thấy có vẻ cũng rất là khoẻ. Vì nó không có bị allergy cũng như nó có bệnh asthma nhưng nó không có bị attack nhiều. Nên cũng rất là phù hợp. So far thì cả gia đình rất là thích sống ở đây, ở Oregon này.
NL: Hoàn cảnh nào đã mang quý vị tới Portland?
LZ: Thực ra khi mà mình chuyển tới đây. Lý do mình chuyển tới đây thực ra cũng không có quyết định là tới đây để tìm hiểu cuộc sống ở đây là gì. Nhưng mà vì hồi đó lúc hai đứa con của mình còn nhỏ, nó mới 2 tuổi rưỡi với 1 tuổi cho nên mình quyết định chuyển lên đây là vì lý do chồng đi làm ở trên đây và nó tiện công việc ở trên này. Thấy thuận tiện thì lên đây ở.
Nói chung mình từ Cali lên đây thì đúng nó thay đổi rất là nhiều nhưng mà khi lên đây rồi, sống một thời gian rồi thì mình thấy khí hậu ở đây nó ôn hoà hơn ở Cali nhiều. Dưới đó nó quá nóng, mà nó khô lắm. Cho nên là gia đình rất là thích ở đây.
NL: Có những tổ chức, người thân trong gia đình, hay bạn bè nào đã giúp đỡ quý vị xây dựng mái ấm tại Mỹ không? Người bảo lãnh quý vị là ai? Tại sao quý vị đến và sống tại thành phố Portland này mà không phải thành phố khác?
LZ: Thực ra thì khi mình tới nước Mỹ là mình sống ở bên thành phố Pittsburgh thì lúc đó rất là ít người Việt Nam. Với lại đi chợ cũng rất là khó khăn. Thấy cũng buồn lắm.
Nhưng mà khi quyết định ở Cali thì rất là mừng. Mình nghĩ là ở đó sẽ đầy đủ những món mà mình thích. Nhưng khi mình sống ở đó rồi thì cái gì nó cũng rất là xa, chạy xe rất là xa. Thức ăn thì đầy đủ nhưng chạy xe rất là xa mới tới nơi. Từ đó công việc tốt của chồng mình chuyển lên đây thì mình quyết định lên.
Thứ nhất nó cũng rất là đông người Việt Nam, thứ hai nữa là Cộng Đồng với thành phố nó chỉ vừa đủ nhỏ để mình có thể đi đây đi đó. Không có phải mất quá nhiều thời gian trong ngày. Khi mình chuyển tới đây mình cũng ráng kiếm một Cộng Đồng người Việt. Ban đầu thì không biết ở đâu để gặp nhưng mà cuối cùng thì tìm đến như Trường Văn Lang. Lên mạng tìm hiểu, tìm chợ, tìm đồ thì nó cũng có Trường Văn Lang dạy tiếng Việt vào cuối tuần. Mình cũng xin giúp hổ trợ thêm, mình cũng làm support curriculum cho họ. Làm cũng được 1 năm rồi cũng vì con nhỏ nên mình nghỉ.
Ngoài ra thì cũng không có Cộng Đồng nào support mình tại vì hơn nữa mình có chồng có con nên mình cũng tự vì công việc rồi chuyển tới thôi chứ cũng không có nhờ ai giúp đỡ. Nhưng mà khi biết được Cộng Đồng Việt Nam ở đây kết đoàn với nhau, những ngày Tết, rồi những dịp này dịp kia thì mình cảm thấy đây như là nhà thứ hai của mình. Quê hương thứ hai của mình vậy.
Biết được đến Chùa, bạn cũng đi nhà thờ rồi mình cũng quen biết dần dần mình thấy đây là nơi mình cảm thấy là nhà của mình. Cho nên là rất thích thú về việc sống ở đây lâu dài và mình cũng quyết định mình không đi đâu nữa hết.
NL: Ấn tượng đầu tiên của quý vị về Portland là gì?
LZ: Cái cảm giác đầu tiên khi mình đặt chân tới Portland ấy, hồi đó và ngày đó trời nó cũng không mưa. Nó cũng mát nên là “oh đây cây cói nhiều.” Vì khi đó mình lên đây là tháng 9 để coi, tháng 7 thì nó rất là đẹp. Mình quyết định “thôi được rồi, mình sẽ chuyển lên đây.”
Thì mình thấy cây cói nhiều mà thành phố nó chỉ như vậy thôi chứ cũng không giống như LA, nơi mà mình sinh sống. Mình nói với chồng mình là, “Thôi vậy là được rồi đó. Thành phố như vầy thì cũng không quá to đối với mình.” Mình nuôi con ở đây có nhiều cây thì mình nghĩ là nó sẽ tốt hơn so với California. Lúc đó mình lên coi có thích ở đây không. Cũng có một người Realtor, họ dẫn mình đi tới cho coi cái chợ Việt Nam rồi mình thấy, “Ôi! Chợ đây cũng đầy đủ như vậy.”
Hai yếu tố quan trọng là cây cói nhiều để con mình có một môi trường sống sạch sẽ. Thứ hai là thức ăn Việt Nam mình nó cũng rất là quan trọng. Mình lớn lên, thức ăn của mình cũng đã chảy trong dòng máu cho nên mình sẽ chuyển lên đây.
Impression thì lúc đó chưa gặp nhiều người Việt nhưng mà cảm giác nó nhẹ nhàng hơn ở dưới California nhiều nên mình cảm thấy rất là thích.
NL: Xin quý vị miêu tả khu dân cư của quý vị tại Portland khi quý vị mới bước chân tới đây. Quý vị có cảm thấy bị cô lập hoặc quý vị có thấy người Mỹ gốc Việt nào ở gần đây không?
LZ: Thực ra chồng của mình là người Mỹ da trắng. Nên ổng cũng thuộc dạng làm cho công ty mà chức vụ cũng cao. Cho nên ổng đi đây, đi đó nhiều. Thì ổng cũng không thích sống trong Cộng Đồng người Việt hoặc là Châu Á nói chung nhiều quá. Người ta thấy cái gì nó lộn xộn thì họ cũng thích chuyển và tìm nơi tốt cho con mình học.
Nên mình quyết định là mình ở Lake Oswego. Khi xuống đó ở thì từ đó chạy lên Portland, là mình tìm khu người Việt thì sẽ gần. Nhưng mà khi mua nhà ở xong xuôi rồi mình thấy nó hơi bất tiện. Nó hơi xa, xa với Cộng Đồng Việt Nam. Cuối cùng cái gì nó cũng rất là isolated.
Lúc con mình còn nhỏ, một đứa 2 tuổi rưỡi và một đứa 1 tuổi nên mình cảm thấy cũng rất là cô đơn. Giống như suốt ngày chỉ ở nhà giữ con thôi vậy ấy. Cũng chán lắm, với lại hồi đó 2007 là thời tiết lúc đó nó lạnh nhiều, nó mưa lê thê, bầu trời nó màu gray luôn. Mình thấy vậy nên mình tự hỏi, “mình có làm sai quyết định không?” Sau đó qua năm 2008 và 2009, mình dần dần mình quen với cuộc sống rồi thì mình mới bắt đầu thấy thích cuộc sống.
Khu vực mà mình ở thực ra nó chỉ toàn là những người có income cao. Cho nên nó rất là an toàn cho con mình. Khu đó là khu ở sát nên con chơi trước đường, mình cũng không có lo. Trong khu đó thì nó như International group; một gia đình người Tàu, hai gia đình người Mỹ, một gia đình Romanian, với mình nữa. Mình thì Việt Nam. Hai gia đình với chồng mình là Người Mỹ. Tổng cộng là ba. Nó cũng trở thành một cái small community. Mình cũng tập trung lại ăn uống vào mỗi cuối hè với nhau, nhưng mà cứ mỗi lần ăn như vậy mình cứ ra chỗ chợ Việt Nam mình mua các món đồ ăn Việt Nam về để mình chia sẻ cho đây là món ăn truyền thống của Việt Nam. Món này, món kia, người ta rất là thích. Nhiều khi mình nấu Bún Bò Huế, mình cho người ta ăn. Từ đó người ta cũng cảm thấy rất là thích, muốn biết thêm về Văn Hoá Việt Nam. Từ đó dần dần mình không còn cảm thấy xa vời với Cộng Đồng Việt Nam nữa. Mình quen biết, thân tình trong Cộng Đồng nhỏ của mình xong sau đó con mình tới hai tuổi, bắt đầu mình tìm thêm, mình đi Chùa. Từ đó mình thấy network của mình rất là gần gũi với nhau.
NL: Quý vị có thấy khó khăn để hội nhập với cuộc sống ở đây không? Một số thách thức quý vị gặp phải là gì?
LZ: Nói chung mà để cho mình phù hợp với cuộc sống mình thì rất là khó. Mới ban đầu, mình ở Việt Nam thì mình cũng thuộc diện làm hướng dẫn viên du lịch cho khắp toàn nước ngoài. Tiếp cận rất là nhiều. Nhưng mà để đi từ Việt Nam qua đây để sống với một ông chồng Mỹ với lại phải đáp ứng 100% theo môi trường văn hoá, mình rất là sốc về mặt tâm lý. Thứ nhất là văn hoá nó chênh lệch, ngôn ngữ khác biệt nhau. Nó làm cho mình khó khăn nhiều cái, cãi lộn nhau đủ thứ rồi cộng thêm lúc đó mình phải đang học Master Degree nữa. Ba, bốn thứ cộng lại rất là căng thẳng.
Rồi ngay cả chương trình đại học, cao học ở đây cũng vậy. Nó không giống ở Việt Nam. Ở đây người ta học cái gì cũng tự túc còn bên Việt Nam nhiều khi mình còn có nhóm này, nhóm kia để mình chia sẻ chứ ở đây tới lớp rồi ai về thì bài cứ làm rồi thầy giảng hai tiếng mấy đồng hồ xong mình cứ xách giỏ đi về. Có một lần học bốn rồi thêm về đối diện với ông chồng Mỹ. Văn hoá nó cứ khập khỉnh nhau vậy đó. Nên cái đó là cái khó khăn.
Khó khăn tiếp theo là khi mình học ra trường rồi, thì mình lại thấy phải thi để lấy một cái teaching license. Ngoài cái degree của mình ra, mình phải lấy teaching license nên mình bị sốc về văn hoá vì mình không lớn lên ở đây. Cho nên để mình biết được những cái thứ gì mà mình học từ nhỏ tới lớn, cho dù mình không thực sự học về văn hoá hoặc nghệ thuật, âm nhạc nhưng mà khi mình lớn lên ở đây thì mình sẽ pick it up along. Mình sẽ nghe rồi mình biết dần, “À có cái kiến thức đó của mình.” Còn đằng này mình không có kiến thức gì về nghệ thuật hội hoạ, âm nhạc hoặc là những thể loại này thể loại kia. Mình quá nhiều để cho mình có thể hấp thu một lúc. Đến lúc mình đi thi, nó toàn hỏi những câu kiến thức rất là rộng và chung lắm. Mà những kiến thức đó thực sự là bias dành cho những người sinh viên quốc tế. Nên mình phải thi tới 8 lần mình mới đậu. Nên điều đó khiến cho mình cảm thấy despair, thất vọng, không muốn tiếp tục. Đó cũng là cái sốc rất là lớn.
Mặc dù ở Việt Nam, mình nghĩ mình cũng là giáo viên cấp ba. Thì nghĩ là qua đây có gì đâu, tiếng anh mình sẽ cố gắng mình học rồi mình sẽ tiếp tục dạy cấp một là vừa rồi. Hoá ra mình bước chân vào rồi mình mới thấy những điều rất là bất tiện. Nó rất là khó khăn để cho mình phù hợp với cuộc sống Mỹ ở đây. Luôn luôn là một vật cản trước mặt mình.
NL: Quý vị có biết những sự kiện nào đã mang người Việt đến gần với nhau không? Quý vị có biết cụ thể những nơi nào mà người Việt hay tập hợp không? Có nhà hàng, cửa hàng, hoặc các tổ chức tôn giáo nào mà gia đình quý vị đặc biệt thường xuyên đến không? Quý vị biết bằng cách nào mà khu phố của quý vị thay đổi không?
LZ: Thường người Việt mình một là đạo Công Giáo, hai là Phật Giáo. Thì những người mà đi nhà thờ với những người đi Chùa, họ luôn có những cái nhóm rất là lớn để gặp nhau và giúp đỡ nhau vậy đó. Rồi tới ngày Tết thì bắt đầu Cộng Đồng tổ chức những cái này cái kia. Cả những người bên Công Giáo và Phật Giáo đều đến để tham gia. Rồi ví dụ có hội chợ, rồi ở đây có Rose Parade thì người ta cũng đi rồi mình đi tham dự. Mình đi rồi mình coi rồi dần dần mình quen biết nhau, đó hoá ra lại là một trong những cái dịp rất là tốt để mình mở rộng network của mình, Cộng Đồng của mình ra. Mình biết rồi mình giới thiệu người này người kia, cho nên đó là những sự kiện ngày Tết, Tết Trung Thu thường Chùa và Nhà Thờ cũng tổ chức cho các em nhỏ. Cái dù mình không có đạo thì mình cũng dẫn bạn mình theo để con người được coi, để thấy cái nét Văn Hoá. Bây giờ đặc biệt Portland có chương trình Song Ngữ Anh Việt nữa. Cho nên đây cũng là một cái platform cho những phụ huynh mà người ta đi làm hoặc là người ta đi làm Nails thôi, ở rất nhiều tầng lớp khác nhau, người ta đến đây với nhau thì người ta bằng nhau hết. Ai cũng xúm vào tổ chức ngày Tết, thì đây cũng là một cơ hội nữa để cho những người Việt của mình lại gần nhau hơn.
Nhà hàng, chợ búa, hoặc những tổ chức mang tính tôn giáo một xíu thì gia đình của mình cũng tham gia nhưng mà ông chồng của mình thì thực ra trước đây cũng là đạo Christian. Nhưng đến khi sau này, ổng không muốn đi nữa vì cảm thấy có những điều như ổng đọc trong sách - lý thuyết nó khác, những cái mà họ làm thái quá một chút xíu nên ổng lại không muốn đi nhà thờ nữa. Từ đó ổng đọc thêm về Phật Giáo, Khổng Tử rồi đủ thứ hết. Ổng chỉ nắm, biết kiến thức vậy thôi. Ngay cả khi mình rủ ổng đi Chùa, ổng cũng đi nhưng mà ổng không có tới lạy Phật. Ổng nói rằng Phật không bắt mình phải cúi lạy ai hết. Nhưng mà ổng cũng là một người rất là tốt, ổng làm những việc thiện thì như vậy cũng đủ rồi. Còn mình dẫn hai đứa nhỏ, mình cũng muốn nó đi Chùa với mình. Mình cũng dạy cho con thêm những Văn Hoá ở Chùa Việt Nam là như vậy, ngày Tết là gì. Thì thường có dịp như vậy, gia đình mình thường tập trung ở Chùa.
NL: Quý vị đã làm công việc gì và quý vị có thể so sánh công việc đó với công việc quý vị đã làm ở Việt Nam nó giống và khác nhau như thế nào?
LZ: Ngày xưa mình ở Việt Nam, mình học xong đại học rồi mình ra làm giáo viên dạy cấp 3 là high school teacher á. Lúc đó mình là giáo viên dạy môn Tiếng Anh cho học sinh nhưng mà môi trường cuộc sống ở bên đó nó rất là corrupt, nó trắng trợn lắm. Rõ ràng là nếu như mình muốn đi xin việc làm thì khi ra trường mình phải cho người ta tiền. Không có nói gì hết á. Nói chung là trắng trợn vậy luôn. Không có là miễn.
Hoặc là buộc lòng là những trường ở vùng quê, thì họ sẽ bỏ mình xuống những nơi đó. Mà nơi đó thì nó bất tiện, mình không có phương tiện đi lại. Cho nên mình thấy thôi không được rồi nên mình phải cố mình đi vào thành phố Sài Gòn mình học rồi mình đi làm nhà hàng, rửa chén, cái gì cũng được để lấy bằng đại học. Xong sau đó mình mới đi học tiếng Anh rồi mình mới dùng kiến thức tiếng Anh đó của mình để đi làm tiếp tân cho khách sạn. Dần dần mình thấy nơi đó là nơi du lịch của quốc tế người ta tới, rồi mình chuyển qua mình làm hướng dẫn viên. Ngoài công việc làm cô gíao, thì công việc đó mình rất là thích. Mình đi làm thì lương cũng cao, đủ để trang trãi cuộc sống rồi cũng thoải mái. Đi làm rồi cũng chơi, lúc đó còn trẻ nên chưa lập gia đình. Khi khách nước ngoài về muốn đi ăn chơi chỗ này chỗ kia, thì mình dẫn đi rồi sẵn mình đi chơi với khách buổi tối. Nói chung cuộc sống cũng rất là vui.
Đến khi mình gặp chồng của mình, ổng đi về Việt Nam du lịch thì ổng cũng thấy mình là hướng dẫn viên rồi tự nhiên ổng cũng kết rồi cũng quen nhau trên thư email năm 1999, rồi hai năm rưỡi sau về thì cưới nhau. Cưới xong qua đây thì ổng hứa là ổng sẽ cho mình đi học nếu mình muốn tiếp tục học. Mình nói là, “Ước mơ đầu tiên của em là em muốn làm cô giáo. Em sử dụng tiếng anh, em trang trãi em học tiếp thôi.” Khi mình qua đây rồi mình thấy rất nhớ cuộc sống ở Việt Nam. Muốn ăn thức ăn của mình là có, cái gì mình cũng ăn đúng hương vị. Còn ở bên đây cũng có đó, nhưng mà nó không giống. Mình nhớ cuộc sống ở bên đó, cuộc sống tự do mà mình không cần phụ thuộc vào một văn hoá nào hết. Nên từ khi đó, mình suy nghĩ là “Tại sao mình phải là một người lưu vong như thế này? Có phải là vì đất nước của mình nếu không có bị thua cuộc thì giờ nước Việt Nam mình đã giàu có hơn cả các nước Châu Á rồi. Mình sẽ đâu cần đi qua đây mà sống như vậy rồi mình phải chấp nhận nhiều thứ. Kỳ thị có hết á.” Xong rồi mình mới nghĩ ra là đất nước của mình nó như vậy nên mình sống như thế này, tha phương. Miếng ăn của mình cũng không được theo ý muốn. Đó là so với cuộc sống và công việc.
NL: Quý vị nuôi dạy con ở Portland như thế nào? Nếu con của quý vị học trường công Portland, quý vị thấy nó tốt không?
LZ: Thực lòng mà phát biểu, cũng may là mình chuyển lên đây chứ ở dưới California, hai ba năm mình không biết chỗ nào hoặc là những cái gì, người ta cung cấp những chương trình tốt cho học sinh. Ở đây lúc con còn nhỏ là có OMSI, Children Museum, đi sở thú cũng gần cho tuổi nó còn nhỏ. Trước nhà thì ở đây có rất là nhiều park và cây xăng nên tụi nó lớn lên nó có môi trường rất là tốt. Rồi đến mùa đông, mình chỉ cần lái xe một tiếng đồng hồ là đã thấy tuyết cho con chơi rồi. Rồi muốn đi hồ bơi mùa hè thì cũng tha hồ cho con chơi và nó có đủ cho nên là cảm thấy may mắn là mình đã chuyển đến nơi này mà sống để nuôi cho hai đứa lớn lên. Bây giờ tụi nó cũng là teenagers rồi thì nó cũng rất thích ở đây. Nó nói là nếu chuyển về California hoặc Arizona thì nó không thích. Nó chỉ thích ở đây tại vì nó cũng có mối quan hệ thân tình với bạn bè của nó nữa rồi. Đây là nhà của nó.
Con mình thì mặc dù mình làm ở Portland, nhưng gia đình mình thì ở Lake Oswego. Tụi nó học ở trường Lake Oswego School District. So sánh với Portland, thì nó nhỏ hơn nhiều nhưng mà số lượng học sinh cũng 25 đến 27 em, cũng giống như ở đây chứ không có khác. Chỉ có cái trường ở đó nhỏ hơn, người ta tập trung, người có thu nhập cao hơn thì người ta ở đó để cho nó an toàn và sạch hơn. Con mình học ở đó thì cũng tốt chứ không có tham gia ở Portland School District.
NL: Những vấn đề kinh tế và xã hội nào đáng chú ý nhất trong cộng đồng người Việt, hay với người tị nạn nói chung ? Các chương trình của thành phố, tiểu bang hoặc liên bang có thể giúp nhiều cho các vấn đề này không?
LZ: Những vấn đề kinh tế và xã hội, nó có vẻ là đáng kể nhất cho gia đình, cho Cộng Đồng người Việt hoặc là cho những người tị nạn, nói chung thực ra dân Châu Á mình và người Việt mình nói riêng, khi mình đến đây là mình đã có một sự quyết định. Có thể là vì tương lai của con, tụi nó sẽ học được ở đất nước tự do. Có thể là cuộc sống ở Việt Nam quá khổ với những bậc ba mẹ, họ muốn đi ra đây để tìm một cơ hội mới như vậy và những điều đó là những điểu tất yếu. Mà mình cũng là trong những thành phần đó luôn. Thứ nhất là khi mình tới đây có một số người không biết tiếng Anh cho nên họ rất là khó khăn về giao tiếp, về mặt xã hội để làm quen với cuộc sống. Thứ hai là về vấn đề kinh tế, người ta chỉ biết nhảy vào là làm như làm công nhân, một cái gì đó ở trong hãng xưởng vậy thôi. Còn đồng lương gọi là poverty life luôn, nó thấp ở dưới. Nhưng có một điều đổi lại là con của họ. Họ đã hy sinh thế hệ của họ cho con của họ có cơ hội được đến trường học những cái tốt và cũng trở thành những thành viên tốt, có ích cho xã hội. Nhưng mà bậc cha mẹ thì gặp rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế và xã hội trong môi trường sống Portland ở đây đối với Cộng Đồng người Việt nói chung.
Nếu mà tiểu bang, liên bang có thể giúp giải quyết những vấn đề này thì quá tốt. Tại vì hầu như những người nhập cư qua đây thì không có cơ hội công bằng như những người Mỹ ở đây. Bởi vì người ta có sẵn ngôn ngữ còn người Việt tới thì không có những chương trình hỗ trợ cho họ bắt đầu vào ngành nghề mới. Muốn làm gì cũng phải có bằng. Một việc đơn giản như đi làm Nails thôi, đó là một vấn đề về sức khỏe nên nếu mình không có bằng cấp mà mình làm tầm bậy thì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và nguy hại tới mạng sống của người ta. Cho nên điều đó tất yếu mình phải theo nhưng mà một gia đình gồm hai đứa con với chồng đều đi làm trong hãng hết thì đồng lương không có đủ rồi. Không có ai giữ những đứa trẻ khi nó về nhà, thực sự là những chương trình của liên bang, tiểu bang và kể cả thành phố nữa cũng có những cách để hỗ trợ cho họ thêm để họ có sự nâng đỡ bước đầu, khó khăn khi mà họ dựng một cuộc sống ở đây. Điều đó rất là hoan nghênh. Nhưng mình cũng hiểu là có rất nhiều thành phần người ta không có ý thức, người ta chỉ sống một cách dựa vào chính phủ thôi cho nên cũng rất là buồn vì những việc đó. Nhưng nếu tiểu bang, thành phố và liên bang dùng một chương trình sàng lọc nào đó để giúp những người nhập cư trong một thời gian nhất định thì rất là tuyệt vời. Chứ nếu bay giờ suy nghĩ rằng những người nhập cư mới qua phải tự lo, tự sống hết thì thật ra người ta đã khổ rồi thì người ta mới muốn tới đây để tìm “vạn sự khởi đầu nan” mà không có sự hỗ trợ thì quá khắc nghiệt, quá khó khăn.
NL: Những vấn đề của xã hội (cụ thể ở Portland) hoặc vấn đề về chính trị địa phương nào mà quý vị thấy là quan trọng nhất đối với cộng đồng người Việt?
LZ: Đối với những người nhập cư và quan trọng là đối với Cộng Đồng Việt Nam là người ta đã bỏ đất nước ra đi vì người ta rất là uất hận chính phủ của Việt Nam dữ lắm thì người ta mới đi. Có những người, người ta có tiền người ta vẫn đi là vì sao? Vì người ta không chấp nhận được một đất nước, chính phủ độc tài như vậy. Ức hiếp người dân quá thì người ta muốn qua đây, nhưng khi người ta qua đây thì có những cái mà người ta muốn tránh đi và không nhìn thấy những cái thứ mà chính phủ của Việt Nam nhồi nhét vào đầu của con người ta rồi qua đây lại thấy những cái biểu ngữ hoặc lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản thì người ta rất là tức. Đây là nơi họ thấy một xã hội coi như là nhà rồi, người ta không muốn chứng kiến những thứ liên quan tới chính phủ Việt Nam nữa. Nên mong rằng thành phố, tiểu bang cũng tôn trọng điều đó vì họ là những người bị mất nước. Đó là điều nó luôn luôn nằm trong con tim và suy nghĩ của những người Việt Nam. Cho dù những thế hệ nhỏ lớn lên, nó cũng được ba mẹ kể lại như vậy. Họ muốn nhìn thấy đây là đất nước của họ, họ không muốn thấy những tàn bạo của Cộng Sản tới đây. Bây giờ nó tới đây rất là đông. Nhưng mà không có nghĩa là nó sẽ biến khu này thành khu của Cộng Sản.
NL: Hiện tại quý vị và đất nước Việt Nam như thế nào? Quý vị có quay lại thăm không? Quý vị có giữ liên lạc với người thân không?
LZ: Những mối quan hệ của mình đối vs đất nước Việt Nam bây giờ, thì dù sao nó cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Ba mẹ, nhiều đời của mình cũng ở đó, anh chị em của mìn giờ vẫn ở Việt Nam. Thì cho dù Cộng Sản nó có quản lý đất nước đi nữa thì vẫn là đất nước của mình. Nên mình luôn có cảm giác yêu mến, triều mến khi mình nghĩ về đất nước Việt Nam của mình. Có những cái mình không thể nào quên đi được. Những hình ảnh mình lớn lên và thấy, đó là những cái đặc trưng thuộc đất nước và văn hoá của người Việt. Còn nói về xã hội Việt Nam thì mình không còn cái gì để mình nói nữa hết. Trừ khi đất nước này thay đổi, thì hoạ may lúc đó mình trở về với xã hội đó.
NL: Quý vị có bất cứ điều gì chúng tôi chưa hỏi mà quý vị muốn chia sẻ không? Quý vị có bất kỳ kinh nghiệm nào khác mà quý vị muốn được lưu giữ trong dự án ghi lại hồi niệm qua cách truyền miệng hay không?
LZ: Thực ra những điều như người Việt mình ở đây luôn gặp khó khăn, bất đồng về ngôn ngữ và văn hoá. Mình muốn thấy thành phố có một sự quan tâm đến Cộng Đồng. Ví dụ thêm cho những người gọi là quản trị trong Cộng Đồng Việt Nam. Để họ có một nơi để họ dựa và như một cái bàn đạp để họ có thể tiến mạnh hơn và giúp cho Cộng Đồng Việt Nam phát triển lớn mạnh hơn ở Portland này.
English Transcript
Loan Ziehl Interview: February 24, 2020
Interviewer: APANO (Nhu Le)
Nhu Le: Could you start by telling us where and when you were born and giving us a brief overview of your life here in Portland?
Loan Ziehl: My name is Loan, I was born in Vietnam in 1974. I came to Portland in 2007. A few years ago, I lived in Pittsburgh, Pennsylvania. I lived there for three years to get a Master's Degree in Education. After returning to California, I also lived for 3 years and then moved here in 2007. I have lived here since 2007 until now.
I like my life living in Portland because the weather here is very suitable, generally suitable for our health. Firstly, it is not too hot and it is not too cold either. It is a bit rainy but overall the climate here is very good.
I met a lot of Vietnamese and Asian people here. In general, the Vietnamese here are very crowded. Then the food, everything here is also available for me.
My family has two children, growing up here seems to be very healthy. Since they do not have allergies. They are diagnosed with asthma but they do not get too many attacks. It is also very appropriate. So far, the whole family loves to live here, in Oregon.
NL: What were the circumstances that brought you to Portland?
LP: When I moved here, I did not plan to decide to come here to find out what life is here. However, because at that time when my two children were young, they were only 2 and a half years old with 1 year old, so I decided to move here because my husband was working here and it was convenient for me to work here.
In general, when I came here from Cali, it changed a lot but after living for a while, I found that the climate here is much more moderate compared to California. It is too hot down there, it's very dry. The family likes it here.
NL: Are there organizations, family members, or friends who helped your family establish itself in the US? Who was your sponsor? Why did you come to the city of Portland specifically?
LP: When I came to the United States and lived in Pittsburgh, there were very few Vietnamese people back then and getting to the market was very difficult. It felt sad.
But when I decided to be in California, I was very happy. I thought it would be full of food that I like. However, when I lived there, everything was very far. Food is adequate, but the driving is very far to arrive. Since then, my husband's job position has been transferred here.
The first is that it is also very crowded with Vietnamese people, the second is the Community with the city, it is just small enough for me to travel around. There is no need to take too much time of the day. When I moved here, I also tried to find a Vietnamese Community. At first, I did not know where to meet but I ended up finding Van Lang School teaching Vietnamese on Sundays. I supported them, I also assisted the curriculum for them. I have been working for 1 year then I quit because I have small children.
Besides, there is no support system for me because I have a husband with children, so I did not ask anyone to help. But when I learned that the Vietnamese Community was here united, on New Year's days, and those occasions, I felt like this was my second home town.
Knowing that I came to the temple, I went to church and then I got to know each other gradually. This is where I feel my home. So I was interested in living here for a long time and I also decided that I wasn't going anywhere anymore.
NL: What were your first impressions of Portland?
LP: The first feeling when I arrived in Portland, it was not rainy that day. It was chilly and I thought to myself, "Oh this is a lot of trees." When I came here, it was September, in July it was very beautiful. I decided "Okay, I'll move up here."
The city is not like LA, where I used to live. I told my husband, "That's fine then. A city like this is not too big for me. ” If I raise a child here with lots of trees, I think it will be better than California. I went to see if I liked it here. There was also a Realtor, who led me to show the Vietnamese market and then I saw, "Oh! The market is full like that. ”
Two important factors are the rush to give your child a clean living environment. Secondly, Vietnamese food is also very important. As a Vietnamese person, the food flows in your blood, so I'll move up here.
As for my impression, I did not meet many Vietnamese people at that time but it felt a lot softer than in California so I like it.
NL: Describe the neighborhood in Portland you first settled in. Did you feel isolated or were there other Vietnamese-Americans nearby?
LP: In fact, my husband is a white American. He works for a company in a high position. So he goes here and there a lot. He does not like living in the Vietnamese specifically, or the Asian Community in general. My husband finds it messy and he likes to move to where we find a good place for our children to attend school.
After buying a house in Lakes Oswego, I found it a bit inconvenient. It's a bit far, far from the Vietnamese Community. In the end, I felt isolated.
When my children were young, one and a half years old and one year old, I felt very lonely. It's like staying home to keep my kids all the time. It was also boring, and back in 2007 it was cold at the time, it was raining heavily, the sky was gray. I felt that way, so I asked myself, "Did I make the wrong decision?" Then after 2008 and 2009, I gradually got used to life, then I started to be comfortable with it.
The area where I live is actually only people with high incomes. Therefore, it is very safe for my children. The area is close together so I don't feel worried if my children hang in the street. In that area it is like an International group; one Chinese family, two American families, one Romanian family, with me too. I am Vietnamese. The two families with my husband are Americans. A total of three. We became a small community. At the end of each summer, we usually gather as a group for potlucks. Every time we have these types of occasions within the neighborhood, I would shop at the Vietnamese markets and purchase ingredients so I can share with the neighbors traditional food of Vietnam. Sometimes, I cook for them, Bun Bo Hue. From then on, people were very interested and wanted to know more about Vietnamese Culture. Since then, I have stopped feeling distant from the Vietnamese Community. I got acquainted cordially in my small community. I found my network very close to each other.
NL: Was it hard to adjust to life in America? What were some of the challenges you faced?
LP: In general, it is very difficult to fit in with America. At first, when I was in Vietnam, I was a tourist guide all over the country. To leave Vietnam to live here with a white male and have to meet 100% according to the cultural environment, I was very shocked psychologically. The first is that its culture is different, the language is different. It made me have a lot of difficulties, quarreled with all kinds of things, and at that time I had to be studying for a Master's Degree. Three, four things combined is very stressful.
Then even the undergraduate and graduate programs here, too. It is not like Vietnam. People who study here are self-sufficient and sometimes in Vietnam, I still have this group, the other group to share. Here in America, we come to class and go home. The professor will lecture for about two hours. Its culture keeps crooked like that. This factor was a challenging one.
The next difficulty is that when I graduated, I found myself having to get a teaching license. Apart from my degree, I had to get a teaching license so I was shocked about the culture because I did not raise here. To know what I learned from small to large, even though I didn't really study culture or art or music but when I grew up here I would pick it up along. I will listen and then I gradually know, "Oh, that knowledge of mine." In this case, I have no knowledge of art, painting, music, or any of that. It's too much so I can absorb it in a short amount of time. By the time I took the exam, the questions were very broad and general knowledge questions. I believe the knowledge is biased for international students. For this reason, I had to take the exams eight times to receive a passing score. This makes me feel despair, disappointed, and unwilling to continue.
Although in Vietnam, I thought I was a high school teacher so it would be easy to overcome the fences. I thought all I needed to do was try my hardest to study English and I would continue to teach elementary school just then. It turned out that I stepped in and then I saw something very inconvenient. It is very difficult for me to fit into American life here. Always an obstacle in front of me.
NL: What events brought people together in the Vietnamese community? Were there particular places in particular where they gathered? Were there restaurants, shops, or religious institutions that your family particularly frequented? In what ways has the neighborhood changed since then?
LP: Usually, Vietnamese people are either Catholic or Buddhism. Those who go to church or those who go to the temple, they always have large groups to meet and help each other. Then on New Year's Day, the Community begins to organize events. Both Catholics and Buddhists appeared to participate. For instance, if there's a Rose Parade here, people would attend. We went and watched and gradually we got to know each other, which turned out to be one of the very good occasions for me to expand my network. Such events like Tet, Mid-Autumn Festival, often Temples and Churches organized for children. Even if we are not religious, we would still be able to take our friends along so that people can see the cultural features. Now, Portland especially has a Vietnamese English Bilingual program.This is a platform for parents who even just work in the nail salon industry, many different classes, people come here together, they are equal. Everyone is celebrating the New Year, this is another opportunity to bring the Vietnamese people closer together.
Small restaurants, markets, or some religious organization, my family was involved but my husband was also a Christian. Until later, he didn't want to go anymore because he felt that there were things he read in the book - the theory was different. There are things where people overreacted a little bit, so he didn't want to go to church anymore. From then on he read more about Buddhism, Confucius and all that. He only knows that knowledge. Even when I asked him to go to the temple, he went but he did not come to bow to Buddha. He said that Buddha didn't make anyone bow. But he's also a very good person, he's good enough. As for the other two children, I want them to go to the temple with me so I could educate them more about Culture in Vietnam. Often having such occasions, my family often gathered at the Pagoda.
NL: What kind of work did you do and how did it compare to the work you did in Vietnam?
LP: In the past, when I was in Vietnam, I finished college and then I became a high school teacher. At that time I was an English Teacher, but the living environment there was very corrupt, it was very blatant. If I want to apply for a job, I have to give people money when I graduate. There is no exemption.
Or else, we will be forced to be at the schools in the countryside. It was inconvenient there, I had no means of transportation. I couldn't help it, so I had to try to go to Saigon and study, and then I went to work in restaurant as a dishwasher, anything to afford a college degree. Afterward, I went to learn English and then I used my knowledge of English to work as a receptionist for a hotel in Vietnam. Gradually, I saw that place was an international tourist destination, and then I turned to me as a guide. Apart from being a teacher, I like it. When I go to work, the salary is high, enough to cover my life and then be comfortable. I was a young single. When the foreign guests want to go out and eat here and there, I take them. Life is very fun in general.
I met my husband when he went back to Vietnam to travel, he also found me as a tourist guide and then naturally we ended dating each other in 1999, then two and a half years later, we get married. After the wedding is over, he promises he will send me to school if I want to continue studying. I said, "My first dream was that I wanted to be a teacher. ” When I came here, I missed life in Vietnam. I want to eat my food yes, everything I eat is right. It's here too, but it's not the same. I remember living there, it is a free life that I didn't need to depend on for a culture. I thought, "Why do I have to be an exile like this? Is it because if our country had not been defeated, Vietnam would now be richer than other Asian countries. I won't need to go over here to live like that then I have to accept many things. Stigma is over. ” After I thought about it since my country is like that, so I have to live like this.
NL: What was it like to raise children in Portland? If they attended Portland Public Schools, was that a positive experience?
LP: Honestly speaking, fortunately, I moved up here, but not in California, for two or three years I did not know where or what it was, people provided good programs for students. When I was a child there was an OMSI, Children Museum, going to the zoo near the age of a child. In front of the house, there are many parks and gas stations so they grow up and it has a very good environment. Then in winter, I only need to drive an hour to see the snow for my child to play. If I wanted to go to the summer pool, I would be spoiled for my children to play and it was enough so I was lucky that I moved to this place to live to raise the two of them. Now that they are teenagers, they like it here too. He said if he moved back to California or Arizona, he didn't like it. He just likes it here because he also has an intimate relationship with his friends. This is its home.
My children are in Portland, but my family is in Lake Oswego. They study within the Lake Oswego School District. Compared to Portland, it is much smaller but the number of students is 25 to 27, just like here and no other. Only the school is smaller, people are focused, people have higher income, people are there to make it safer and cleaner. It is good for your child to study there, not participating in the Portland School District.
NL: What social and economic issues are most significant in the Vietnamese community, or with refugees more generally? Could city, state, or federal programs do more to address these issues?
LP: In terms of social and economic issues, it seems to be the most significant for families, for the Vietnamese Community or for refugees, in general, for our Asians and Vietnamese in particular, when we Come here, I have a decision. Probably because of your future, they will learn in a free country. Maybe life in Vietnam is too much for parents, they want to come out here to look for such a new opportunity and those are inevitable. But I am also in those components. Firstly, when I came here, there were some people who did not know English so it was very difficult for them to communicate, socially to get used to life. The second is about economic issues, people only know how to jump in and do it as workers, something in the factory only. And the salary is called poverty life, it's lower. But one thing in return is their child. They sacrificed their generation to give their children the opportunity to go to school for good things and also become good, useful members of society. But parents face many economic and social difficulties in the Portland environment here for the Vietnamese Community in general.
If the state, the federal can help solve these problems, that's too good. Because most immigrants come here there is no equal opportunity as the Americans here. Because people already have languages and Vietnamese people don't have programs to help them start new careers. Anything you want must have a degree. Something as simple as going to work as Nails, it's a health problem, so if you don't have a degree that you do, it will affect your health and harm people's lives. So it is inevitable that I have to follow, but a family of two children and her husband all work in the company, the salary is not enough. No one keeps kids when they go home, it's really federal, state, and even the city programs that have ways to give them extra support so they can have first, hard support. The trouble is when they build a life here. That is very welcome. But I also understand that there are a lot of people who are not conscious, they only live on government, so it is very sad because of those things. But if the state, the city, or the federal government uses a screening program to help immigrants for a certain period of time, that would be great. But if people now think that new immigrants have to take care of themselves and live on their own, people are already suffering, then they want to come here to find "thousands of difficult beginnings" without support. is too harsh, too difficult.
NL: What local (Portland-specific) public or political issues are most important to the Vietnamese community?
LP: Đối với những người nhập cư và quan trọng là đối với Cộng Đồng Việt Nam là người ta đã bỏ đất nước ra đi vì người ta rất là uất hận chính phủ của Việt Nam dữ lắm thì người ta mới đi. Có những người, người ta có tiền người ta vẫn đi là vì sao? Vì người ta không chấp nhận được một đất nước, chính phủ độc tài như vậy. Ức hiếp người dân quá thì người ta muốn qua đây, nhưng khi người ta qua đây thì có những cái mà người ta muốn tránh đi và không nhìn thấy những cái thứ mà chính phủ của Việt Nam nhồi nhét vào đầu của con người ta rồi qua đây lại thấy những cái biểu ngữ hoặc lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản thì người ta rất là tức. Đây là nơi họ thấy một xã hội coi như là nhà rồi, người ta không muốn chứng kiến những thứ liên quan tới chính phủ Việt Nam nữa. Nên mong rằng thành phố, tiểu bang cũng tôn trọng điều đó vì họ là những người bị mất nước. Đó là điều nó luôn luôn nằm trong con tim và suy nghĩ của những người Việt Nam. Cho dù những thế hệ nhỏ lớn lên, nó cũng được ba mẹ kể lại như vậy. Họ muốn nhìn thấy đây là đất nước của họ, họ không muốn thấy những tàn bạo của Cộng Sản tới đây. Bây giờ nó tới đây rất là đông. Nhưng mà không có nghĩa là nó sẽ biến khu này thành khu của Cộng Sản.
NL: What is your relationship with the country of Vietnam today? Do you go back to visit? Do you stay in touch with relatives?
LP: My relations with the country of Vietnam now, it is nonetheless a place to bury each other. My parents, I have lived there for many generations, and my siblings are still in Vietnam. So even if the Communists managed the country, it would still be our country. So I always have the love and affection when I think about my country of Vietnam. There are things that I cannot forget. The images that I grew up and saw, were the characteristics of the country and culture of Vietnamese people. As for Vietnamese society, I have nothing to say anymore. Unless this country changes, then luckily I returned to that society.
NL: Is there anything we haven’t asked about that you’d like to discuss? Do you have any additional experiences that you would like to be preserved in these oral histories?
Quý vị có bất cứ điều gì chúng tôi chưa hỏi mà quý vị muốn chia sẻ không? Quý vị có bất kỳ kinh nghiệm nào khác mà quý vị muốn được lưu giữ trong dự án ghi lại hồi niệm qua cách truyền miệng hay không?
LP: In fact, things like Vietnamese people here always face difficulties and disagreements between language and culture. I want to see the city having an interest in the Community. Extra examples for so-called administrators in the Vietnamese Community. To have them a place to lean on and as a springboard for them to advance and help the Vietnamese Community to grow stronger in Portland.